Trở thành Hoàng thái hậu Thiệu Quý phi (Minh Hiến Tông)

Năm Chính Đức thứ 16 (1521), tháng 3 ÂL, Minh Vũ Tông qua đời không người kế vị. Theo di chiếu, Vũ Tông chọn người thừa kế là em họ ông - con trai của Hưng Hiến vương Chu Hữu Nguyên, đồng thời là cháu nội của Thiệu Quý phi, tức Hưng vương Thế tử Chu Hậu Thông. Khi ấy Chu Hậu Thông 14 tuổi lên ngôi, sử gọi Minh Thế Tông.

Vì sự kiện Thế Tông nhập Đại tông phải tôn Hiếu Tông làm cha, nhưng Thế Tông không chịu, đã sinh ra Đại lễ nghị. Vấn đề này khiến Hoàng đế và các đại thần tranh cãi trong danh xưng của thân thích của Hoàng đế, vì ông được đồng ý kế thừa ngai vàng là với tư cách ["Con của Hiếu Tông, em của Vũ Tông"] nên cha mẹ và bà nội ruột theo lý không được gia tôn. Tuy nhiên Thế Tông quyết tâm đấu tranh để tôn cha mẹ cùng bà nội lên tước vị xứng đáng là Hoàng đế, Hoàng hậu và Thái hoàng thái hậu. Khi này, Thiệu Quý phi tuổi già nên bị , phải sờ từ đỉnh đầu đến gót chân người cháu mới đăng cơ của mình[5]. Vào tháng 10 ÂL, Minh Thế Tông thành công trong việc truy phong cha mình là Hưng Hiến vương làm [Hưng Hiến Đế], Quý phi Thiệu thị do đó trở thành ["Đế sinh mẫu"] nên được tôn Hoàng thái hậu[6].

Năm Gia Tĩnh nguyên niên (1522), mùa xuân, Thế Tông dâng huy hiệu cho bà là Thọ An Hoàng thái hậu (壽安皇太后)[7]. Cùng năm đó, vào ngày 17 tháng 11 (âm lịch), Thọ An Hoàng thái hậu Thiệu thị băng, không rõ bao nhiêu tuổi[8].